Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật

  • Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật

  • Mã:
  • Mô tả:
    Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật 100kn dùng để thử nghiệm kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu cơ lý quan trọng của vải địa trong phòng thí nghiệm, kết quả thí nghiệm dưới các hình thức kéo nén trên vải địa kỹ thuật rất quan trọng, nhằm phục vụ công tác thiết kế và thi công vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, vận hành thí nghiệm kết nối với máy vi tính, hoạt động theo nguyên lý bán tự động, phần mềm được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán và lưu trữ kết quả,đây là dòng máy cao cấp nhất hiện nay, đáp ứng tốt quy trình thí nghiệm vải địa trong các tiêu chuẩn hiện hành do chính phủ quy định.
  • Giá : Liên Hệ

Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật 100kn dùng để thử nghiệm kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu cơ lý quan trọng của vải địa trong phòng thí nghiệm, kết quả thí nghiệm dưới các hình thức kéo nén trên vải địa kỹ thuật rất quan trọng, nhằm phục vụ công tác thiết kế và thi công vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, vận hành thí nghiệm kết nối với máy vi tính, hoạt động theo nguyên lý bán tự động, phần mềm được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán và lưu trữ kết quả,đây là dòng máy cao cấp nhất hiện nay, đáp ứng tốt quy trình thí nghiệm vải địa trong các tiêu chuẩn hiện hành do chính phủ quy định.

Hướng dẫn sử dụng

a. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật kiểm tra xác định lực kéo giật và lực giãn dài kéo giật (TCVN 8871-1:2011)

Kiểm tra xác định lực kéo giật: Lực kéo giật là giá trị lực lớn nhất tính bằng “KN” hoặc “N” nhận được trong quá trình kéo cho đến khi mẫu thử đứt hoàn toàn.

Kiểm tra độ kéo dài giãn giật: Độ kéo dài giãn giật được tính bằng “%” là tỷ số giữa lượng gia tăng chiều daifcuar mẫu thử trong quá trình kéo và chieeufdaifban đầu.

Kiểm tra độ giãn dà khi đứt: độ giãn dà khi đứt được tính bằng “%” là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn.

Vận hành: Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 ngàm kẹp là 75±3mm, đặt tốc độ kéo là 300±10mm/p, chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng 30% đến 90% lực kéo đứt mẫu thử.

b. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật kiểm tra xác định lực xé rách hình thang (TCVN 8871-2:2011)

Lực xé rách hình thang là là lực kéo lớn nhất tính bằng “N” nhận được trong quá trình kéo đến khi mẫu thử đứt hoàn toàn, mẫu thử được kẹp hết chiều rộng bằng hai ngàm kẹp và bị kéo với tốc độ không đổi đến khi mẫu thử đứt hoàn toàn từ đó xác định được lực xé rách hình thang ứng với giá trị của lực kéo lớn nhất theo từng chiều của cuộn vải.

Vận hành: Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 ngàm kẹp là 25,4mm, đặt tốc độ kéo là 300±10mm/p, chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng 30% đến 90% lực kéo đứt mẫu thử.

c. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật kiểm tra xác định lực xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3:2011)

Lực xuyên là lực nén (ấn) mũi đột lên mặt mẫu thử, tính bằng “N” nhận được trong quá trình mũi đột bị nén cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử

Lực xuyên CBR là giá trị lực lớn nhất tính bằng “KN” hoặc “N” nhận được trong quá trình mũi xuyên vị nén cho tới khi  xuyên qua mặt mẫu thử.

Vận hành: lắp mũi xuyên vào thiết bị nén, điều chỉnh ngàm kẹp sao cho mũi xuyên tiếp xúc với mặt mẫu thử, đặt tốc độ kéo là 50±5mm/p, chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng 30% đến 90% lực nén lớn nhất xuyên qua mẫu thử.

d. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật kiểm tra xác định lực kháng xuyên thủng thanh (TCVN 8871-4:2011)

Lực xuyên làn lực ấn (nén) của mũi xuyên lên mặt mẫu thử, tính bằng “N” nhận được trong quá trình ấn mũi xuyên cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử

Lực kháng xuyên thủng thanh là lực ấn lớn nhất, tính bằng “N” nhận được trong quá trình ấn mũi xuyên cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử

Vận hành: lắp mũi xuyên vào thiết bị nén, điều chỉnh ngàm kẹp sao cho mũi xuyên tiếp xúc với mặt mẫu thử, đặt tốc độ khhi nén là 300±5mm/p, chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng 30% đến 90% lực nén lớn nhất xuyên qua mẫu thử

e. Máy thí nghiệm vải địa kỹ thuật kiểm tra xác định áp lực kháng bục (TCVN 8871-5:2011)

Áp lực kháng bục là giá trị áp lực lớn nhất tác động lên mặt vải, tính bằng “kPa” nhận được cho đến khi mẫu được phá vỡ hoàn toàn

Vận hành: Điều chỉnh đồng hồ đo áp lực để kim về giá trị 0 kPa, đặt kim chết của đồng hồ đo áp lực về giá trị 0 kPa hoặc đặt chế độ làm việc của thiết bị tự ghi số liệu thử nghiệm

Thông số kỹ thuật

 

Xuất xứ: China

Model: WDW-100

Kiểu máy: 2 trụ

Vị trí đặt mẫu thử nghiệm: 2 vị trí

Tải trọng: 100KN ±1%

Đo lực: Load cell

Độ phân giải: 1/300000

Tốc độ thí nghiệm: 0,05 – 500mm/p (±1%)

Thang đo biến dạng: 2 đến 100% (±1%)

Phạm vi tốc độ tải: 0,005 – 5%FN

Phạm vi tốc độ biến dạng: 0,005 – 5%FN

Phạm vi dịch chuyển: 0-999mm

Độ phân giải biến dạng: 0,001mm

Dải đo hiệu quả: 2% - 100% FS

Độ phân giải:  0,01mm (±1%)

Khoảng cách thử kéo max: 650mm

Khoảng cách thử nén max: 600mm

Chiều rộng thử nghiệm max: 450mm

Nhiệt độ làm việc: nhiệt độ phòng 10-35 độ C, độ ẩm 20 -80 %

Hiển thị và lưu trữ kết quả trên máy tính bằng phần mềm cài đặt sãn

Kích thước máy: 1000 x 550 x 2076mm

Trọng lượng khoảng: 700kg

Tiêu chuẩn chất lượng: TCVN, ISO, ASTM

Cung cấp gồm: Máy chính WDW-100, máy tính và một số thiết bị được nhập khẩu đồng bộ cùng máy theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.